Du lịch Việt Nam trong đó có du lịch Tây Nguyên phát triển trong môi trường nhiều biến động khó lường về kinh tế, chính trị… ở phạm vi toàn cầu. Đặc
biệt sự suy thoái kinh tế hiện nay trên thế giới là những khó khăn, thách thức lớn của ngành du lịch cả nước và du lịch Tây Nguyên nói riêng.
Trên thế giới, cạnh tranh ngày càng gay gắt; trình độ phát triển kinh tế, mức sống của người dân nói chung còn thấp so với nhiều nước trong khu vực ảnh hưởng đến phát triển du lịch trong nước và quốc tế.
Công tác tiếp nhận đơn xin giải quyết và chấp thuận cấp thị thực nhập cảnh (visa) là trở ngại lớn để Việt Nam thành một điểm đến của du lịch toàn cầu. Theo số liệu tính toán, GDP của ngành du lịch đã bị thiệt hại khoảng 10%, ước tương đương với 350 triệu USD, do du khách không chắc chắn sẽđược chấp thuận nhập cảnh vào Việt Nam.
Du khách quốc tế bay vào Việt Nam trên những chuyến bay nước ngoài phải đặt vé trên những chuyến bay nội địa trước hơn 30 ngày. Tình trạng này đặt Việt Nam vào thế bất lợi trước sự cạnh tranh trong vùng. Việt Nam nên yêu cầu các hãng hàng không thông báo thời biểu và danh sách toàn bộ các chuyến bay qua hệ thống GDS (hệ thống phân phối toàn cầu) ít nhất trước 6 tháng.
Việc ban hành và thực thi thông tư của Nghị định 29/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 về đặt văn phòng đại diện của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nước ngoài ở Việt Nam thời gian qua tiến triển chậm. Điều này khiến các nhà cung cấp dịch vụ du lịch hiểu rằng, họ không thể thành lập những văn phòng đại diện để hỗ trợ phát triển số lượng khách đến Việt Nam.
Thời gian gần đây, tính hấp dẫn của Việt Nam với danh tiếng là một điểm đến lý tưởng đã bị các phương tiện truyền thông làm lu mờ với những thông tin về lạm phát cao, cơ sở hạ tầng yếu kém và giá phòng tăng cao.
Theo số liệu thống kê 70% khách quốc tế chỉ đến Việt Nam một lần, nhiều chuyên gia cho rằng bắt nguồn từ việc chúng ta chưa cải thiện được hình ảnh du lịch - một thứ vốn rất được người phương Tây coi trọng.
Việc cải thiện, xây dựng hạ tầng tại Việt Nam cũng là một nguyên nhân tác động đến việc giảm khách du lịch. Tình trạng hỗn loạn trong giao thông không chỉ là bài toán hóc búa của toàn xã hội mà còn là hình ảnh xấu trong con mắt du khách về một Việt Nam phát triển.
Du lịch trên địa bàn Tây Nguyên gặp những thách thức sau đây:
Một là, cạnh tranh trên thị trường du lịch ngày càng gay gắt; ngành du lịch các tỉnh, thành cận kề đang phát triển mạnh như Bình Thuận, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh… với những chiến lược sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn khách du lịch, kênh phân phối lữ hành quốc tế linh hoạt trở thành đối thủ cạnh tranh của du lịch Tây Nguyên. Các điểm đến hấp dẫn khách quốc tế với thế mạnh là di sản văn hóa, di sản kiến trúc, du lịch biển, các lễ hội quốc tế, các sự kiện… với các nhà tổ chức chuyên nghiệp làm ảnh hưởng lớn đến thị trường khách của du lịch Tây Nguyên.
Hai là, thiếu liên kết mạnh để phát triển, các doanh nghiêp trên địa bàn thiếu hợp lực, chia sẻ thông tin trong hoạt động kinh doanh và quan trọng nhất là chưa có một trung tâm du lịch đủ mạnh, có sức lan tỏa với vai trò đầu tàu cho cả vùng phát triển. Tuy đô thị du lịch Đà Lạt và Buôn Ma Thuột đã có sự phát triển, song xét toàn cục vẫn là đô thị nhỏ chưa đủ sức đầu kéo cho toàn vùng.
Ba là, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các tỉnh Tây Nguyên còn thấp, Đăk Nông ở vị trí thấp nhất cả nước (số 1), các tỉnh Đăk Lăk, Kon Tum ở mức trung bình, Gia Lai thấp hơn. Chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế của các tỉnh Tây Nguyên ở mức thấp trên 8 tiêu chí đánh giá, các tỉnh giao động ở 30 điểm là dấu hiệu cho thấy mức độ hội nhập toàn vùng chưa có sự cải thiện đáng kể.
Bốn là, thách thức của du lịch Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập về mặt an ninh, chính trị, văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đối với du lịch Tây Nguyên, thách thức lớn nhất là những vấn đề về kinh tế, môi trường và xã hội.
Về kinh tế du lịch Tây Nguyên đã và đang phải cạnh tranh với các trung tâm du lịch lớn trong nước; đó là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội gần hơn là Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận… với những lợi thế riêng có, thị trường khách lớn và ổn định, sản phẩm du lịch hấp dẫn và đội ngũ lao động chuyên nghiệp với cơ sở hạ tầng du lịch chất lượng cao. Một số thế mạnh được khai thác có hiệu quả như du lịch di sản, du lịch biển, du lịch sự kiện, du lịch MICE với nhiều loại hình vui chơi, giải trí cao cấp và đa dạng; hệ thống du lịch lữ hành quốc tế có quan hệ lâu năm với các hãng nước ngoài, các trung tâm du lịch trên còn cử cán bộđi đào tạo ở các nước có du lịch phát triển cao.
Các nước trong khu vực đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch ra nước ngoài bằng các kênh truyền thông quốc tế có hiệu quả của Mỹ, các nước châu Âu… Các tour du lịch giá rẻ tới Thái Lan, Singapore, Malaysia, Campuchia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… làm thị trường du lịch quốc tế cạnh tranh gay gắt; thị phần cho du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tây Nguyên có xu hướng giảm sút, sự không đồng bộ về chính sách và quản lý đã làm bộ máy về quản lý và kinh doanh du lịch vừa cồng kềnh vừa làm giá thành tăng cao, sức cạnh tranh yếu.
Du lịch Việt Nam và du lịch Tây Nguyên về cơ bản chưa tiếp cận và ứng dụng các công nghệ quản lý du lịch tiên tiến của thế giới, còn khoảng cách khá xa về trình độ phát triển giữa nước ta và các nước phát triển cao về du lịch.
Trong quá trình phát triển, du lịch còn chịu thách thức của các vấn nạn tại Tây Nguyên, đó là vấn đề di cư tự do như một hiện tượng kinh tế - xã hội ngày càng mạnh mẽ. Bắt đầu nhưng năm 1991-1995 bình quân hàng năm có 16 vạn người; từ những năm 1996-2000 hàng năm còn khoảng 9 vạn người do Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 660/TTg ngày 17/10/1995 về giải quyết tình trạng di dân tự tới Tây Nguyên. Từ những năm 2005-2008 di dân tự do tới Tây Nguyên là 40.782 nhân khẩu. Địa bàn di dân là từ các tỉnh miền núi phía bắc, đồng bào dân tộc ít người Cao Lan, Dao, H’mông, Mường, Nùng, Tày, Thái. Mặt tích cực của di dân là làm tài
nguyên rừng, tài nguyên đất được khai thác; trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên có sựđóng góp của họ.
Tuy nhiên, các cuộc di cư tự do đã gây ra những hậu quả tai hại cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, an ninh, văn hóa cho Tây Nguyên, đó là:
- Rừng bị tàn phá nghiêm trọng, phần lớn là rừng già, rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, vườn quốc gia. Nếu mỗi hộ chặt phá 1,5ha rừng làm nương rẫy thì thời kỳ 1996-2008 rừng bị chặt phá lên đến gần 15 vạn ha.
- Đa dạng sinh học và động vật bị hủy diệt, trong đó có nhiều loài thú quý hiếm.
- Môi trường sinh thái bị giảm sút mạnh, góp phần gây ra lũ lụt, hạn hán, lũ quét, sạt lở cho các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Về văn hóa xã hội đã xuất hiện hoạt động tôn giáo trái phép, cờ bạc, ma túy, tệ nạn xã hội… Mâu thuẫn đối với đồng bào dân tộc bản địa do tranh chấp đất
đai…
- Thu hẹp không gian văn hóa dân tộc ít người do nạn phá rừng. Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên đang có hiện tượng bị mai một, vừa bị ảnh hưởng một số văn hóa khác làm biến thể. Một số lễ hội thuần túy Tây Nguyên bị thương mại hóa phục vụ tại một số điểm du lịch. Văn hóa phi vật thể như di sản văn hóa cồng chiêng có nguy cơ mai một do nhiều buôn làng không còn nghi lễ truyền thống. Với lớp trẻ, nhiều bản nhạc cồng chiêng trở nên đơn điệu, khó hiểu do nhịp sống hiện đại và văn hóa phương Tây có sức hút mạnh mẽ.
- Về an ninh chính trị có những dấu hiệu phức tạp. Tây Nguyên là nơi các tổ chức phản động nước ngoài xây dựng các căn cứ chống phá, thông qua các hoạt động từ thiện, viện trợ nhân đạo, truyền giáo. Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của đồng bào dân tộc ít người, nhiều tổ chức phản động đã gây nên các điểm nóng, kích động nói xấu chếđộ, Đảng và Nhà nước ta.
- Cơ cấu xã hội cổ truyền bị tác động của làn sóng công nghiệp hóa làm thay đổi. Các thiết chế buôn, làng, luật tục tính cộng đồng vốn được tôn trọng; không còn được đề cao.
Những thách thức về kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh của Tây Nguyên tác động mạnh tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Đảng và Nhà nước đã có các chủ trương, chính sách để quản lý, giảm thiểu các tác động xấu, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên.
CHƯƠNG 3
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1. Dự báo phát triển du lịch thế giới, khu vực và Việt Nam đến năm 2020
Để phát triển du lịch Tây Nguyên thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh và bền vững; tác động tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng GDP du lịch cao hơn GDP của nền kinh tế, chúng ta phải nghiên cứu dự báo xu hướng phát triển của du lịch thế giới, khu vực và Việt Nam giai đoạn 2010-2015 và đến năm 2020. Đây là những luận cứ quan trọng để xác định các định hướng và giải pháp khoa học và phù hợp.
3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển du lịch thế giới và khu vực đến năm 2020 2020
3.1.1.1. Tình hình chung của du lịch thế giới
Theo Tổ chức du lịch thế giới thì ngành du lịch thế giới thật sự bắt đầu phát triển từ giữa thế kỷ XX. So với nhiều ngành công nghịêp khác, ngành du lịch ra đời muộn hơn nhưng lại phát triển với tốc độ nhanh hơn. Nhiều nước lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, tạo điều kiện cho ngành kinh tế khác phát triển theo.
Tuy tình hình các nước có sự chênh lệch khác nhau nhưng nền kinh tế toàn cầu vào cuối thế kỷ XX và những thập niên đầu của thế kỷ XXI vẫn phát triển với những xu thế chính là hoà bình và phát triển, đa phương hoá và toàn cầu hoá, sự phát triển mạnh của kỹ thuật cao và các ngành dịch vụ, nổi bật là giao thông vận tải, viễn thông, công nghệ thông tin và du lịch. Về mặt xã hội, xu hướng chung trên toàn thế giới là thời gian lao động sẽ giảm xuống và thời gian nghỉ ngơi sẽ tăng lên, con người có điều kiện thỏa mãn những yêu cầu cá nhân nhiều hơn. Kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Đi kèm với
sự bùng nổđô thị hoá là sự bùng nổ tiêu dùng hàng hoá và các dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí sẽ tác động sâu sắc đến nền kinh tế thế giới.
3.1.1.2. Xu hướng phát triển của du lịch thế giới
Xu thế phát triển du lịch thế giới vẫn tiếp tục tăng tốc, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các ngành kinh tế, trong đó đặc biệt phát triển mạnh ở khu vực giàu tiềm năng là Đông Nam Á - Thái Bình Dương. Đến năm 2010 khu vực này sẽ chiếm 22,08% thị trường du lịch thế giới với 1.006 triệu lượt khách, trong đó các nước Đông Nam Á (ASEAN ) chiếm đến 34% lượng khách và 38% thu nhập của khu vực thị trường Đông Nam Á - Thái Bình Dương, đến năm 2020 số khách du lịch quốc tế trên thế giới sẽđạt con số 1,6 tỷ người, đem lại nguồn thu nhập 2000 tỷ USD cho ngành du lịch thế giới. Với tốc độ tăng trưởng bình quân toàn thế giới là 4,3% về du khách và 6,7% về thu nhập ngoại tệ [77].
Phương tiện vận chuyển được hoàn thiện, nhất là vận chuyển khách bằng đường hàng không. Với các chủng loại máy bay ngày càng hiện đại, tàu cao tốc chạy trên đệm không khí với vận tốc 300 km đến 500 km/giờ, với các “thuyền bay” trên biển với vận tốc trên 100 hải lý/giờ. Du khách từ Hồng Kông sang Ma Cao hay ngược lại bằng “thuyền bay” vượt biển chỉ mất khoảng 30 phút trên chặng đường 50 km. Với các loại phương tiện này, du khách có nhiều thời gian dành cho tham quan, nghỉ dưỡng và phục hồi sức khoẻ.
Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch thay đổi. Những năm trước đây, tỷ trọng chi tiêu của khách dành cho dịch vụ cơ bản (ăn, uống, vận chuyển…) chiếm phần lớn. Hiện nay thì tỷ trọng chi tiêu của khách dành cho các dịch vụ (mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm, tham quan giải trí…) tăng lên. Nhiều nhà kinh tế học trên thế giới đã tổng kết tỷ trọng trước đây là 7/3 thì nay lại là 3/7, điều này có nghĩa là trước đây du khách dành cho ăn, ở, đi lại là 7 phần và nay chỉ còn 3 phần và ngược lại.
Khách du lịch chỉ sử dụng một phần dịch vụ của các tổ chức kinh doanh du lịch, họ không mua chương trình du lịch trọn gói, nhất là khách châu Âu. Vì theo phương thức này, khách được hoàn toàn tự do trong chuyến đi, không phụ thuộc
vào người khác. Họ được quyết định những vấn đề như ăn ngủ, thời gian lưu lại…và tiết kiệm hơn trong suốt chuyến đi du lịch vì không phải trả các phí dịch vụ cho các tổ chức du lịch.
Du lịch nội địa cũng sẽ phát triển mạnh mẽ tại các quốc gia đang phát triển tại khu vực châu Á, Mỹ La tinh, Trung Đông và châu Phi với tỷ lệ du lịch nội địa có thể cao gấp 8-10 lần du lịch quốc tế về số lượng và du khách cao gấp 3 đến 4 lần về số thu nhập trên phạm vi toàn thế giới. Hướng đi ưu tiên của du khách quốc tế là đến các quốc gia lân cận trong vùng, kế tiêp là đến các quốc gia ngoài vùng có mối quan hệ lâu đời và sau hết là đến các vùng xa xôi khác trên thế giới. Những loại du lịch dã ngoại, du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch tập thể, du lịch sinh thái, du lịch phiêu lưu mạo hiểm, du lịch văn hoá… sẽ phát triển mạnh trong thế kỷ XXI.
Quá trình quốc tế hóa và hợp tác hoá trong du lịch cũng diễn ra nhanh chóng thông qua các hiệp định về miễn thị thực xuất, nhập cảnh giữa các quốc gia, các sản phẩm du lịch và các tiện nghi phục vụ. Các quốc gia sẽ cùng nhau trao đổi kinh nghiệm phối hợp quảng cáo, tổ chức nối kết các tour liên vùng.
3.1.1.3. Xu hướng phát triển du lịch vùng châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Dương và Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Đây là khu vực được UNWTO dự báo khá lạc quan với tốc độ tăng trưởng du khách đến thăm bình quân 8.2%/năm, sẽ đạt 438 triệu du khách vào năm 2020, trong đó du khách đến từ các quốc gia trong vùng chiếm 83%. Du khách quốc tế